Quy Trình Sắp Xếp Xe Đẩy Dọn Phòng Khách Sạn

Sắp xếp xe đẩy dọn phòng trong khách sạn gồm những bước nào? Cần chuẩn bị những gì? Những bạn đang quan tâm đến công việc housekeeping hoặc các nhà quản lý, chủ kinh doanh muốn training cho nhân viên của mình theo tiêu chuẩn thì có thể tham khảo các bước sau nhé.

Xe làm buồng phòng khách sạn là gì?

Được làm bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp, xe đẩy làm phòng (housekeeping trolley) có bốn bánh xe để di chuyển. Hai đầu xe đẩy có hai túi để đựng rác và đựng hàng vải bẩn.

Xe làm phòng được dùng cho việc vận chuyển các dụng cụ, hoá chất, mặt hàng… đến phòng của khách để dọn vệ sinh.

xe đẩy dọn phòng là gì

Xe đẩy dọn phòng có tên tiếng Anh là housekeeping trolley (Nguồn ảnh: Internet)

Vào đầu ca làm việc, nhân viên buồng phòng tiếp nhận phân chia công việc từ cấp trên, sau đó chuẩn bị xe đẩy làm phòng và tiến hành quy trình làm phòng tại phòng của khách.

Xe đẩy dọn phòng có những gì?

.we-advert{
display: flex;
border: 1px solid #ddd;
padding: 10px;
text-align: center;
margin-bottom: 15px;
}
.we-advert button:hover{
background: transparent;
}
.we-pushsal-headline{
justify-content: center;
text-transform: uppercase;
font-size: 20px;
margin-bottom: 10px;
margin-top: -10px;
}
.we-advert-item{
padding: 0 4px;
}
.we-advert-item-ctn{
border: 1px solid #ddd;
border-radius: 8px;
text-align: center;
white-space: normal;
background-color: #fff;
overflow: hidden;
}
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:last-child,
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:first-child{
margin:0;
}
.we-advert-item-head{
background-size: cover;
background-position: center;
background-repeat: no-repeat;
position: relative;
width: 100%;
height: 240px;
}
.we-advert-item-head a{
display: block;
width: 100%;
height: 100%;
}
.we-advert-item-title{
position: absolute;
padding: 30px 5px 5px 5px;
bottom: 0;
background-image: linear-gradient(transparent, #000 80%);
font-size: 15px;
width: 100%;
color: #ffffff;
min-height: 80px;
font-weight: bold;
}
.we-advert-item-body{
padding: 10px;
}
.we-advert-item-button{
padding: 5px;
display: block;
background-color: #333333;
border: 1px solid rgba(0,0,0,0.2);
cursor: pointer;
font-size: 15px;
transition: all 500ms;
border-radius: 5px;
}
#we-advert7633 a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #0074bb;
}
#we-advert7633 .we-advert-item:hover a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #333333;
}
.we-advert .amp-carousel-button-next, .we-advert .amp-carousel-button-prev{
border-radius: 50%;
}

Trên xe đẩy làm phòng khách sạn sẽ có:

Hàng vải

  • Đồ vải trải giường: vỏ gối, vỏ chăn, ga giường…
  • Đồ vải phòng tắm: khăn tắm, khăn tay, khăn mặt, áo choàng tắm…

Mặt hàng cung cấp miễn phí cho khách (Amenities)

  • Dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng rửa tay…
  • Dao và kem cạo râu
  • Dũa móng tay, dụng cụ ráy tai, bộ kim chỉ, giấy vệ sinh…
  • Bao trùm tóc, lược, bàn chải đánh răng, kem đánh răng…

quy trình sắp xếp xe đẩy dọn phòng

Minh hoạ về amenities trên xe đẩy làm phòng (Nguồn ảnh: Internet)

Thiết bị, dụng cụ vệ sinh phòng

  • Khăn lau kính, khăn lau bồn rửa mặt, khăn lau sàn…
  • Miếng bọt xốp, chổi, cây lau nhà, ky hốt rác, cọ toilet, máy hút bụi…
  • Hóa chất vệ sinh (làm sạch bề mặt kính, đánh bóng đồ gỗ, xử lý hàng vải, xịt thơm phòng…)

Văn phòng phẩm

  • Phong bì, giấy ghi chú, bút bi, bút chì…
  • Brochure giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn

các bước sắp xếp xe làm phòng khách sạn

Trên xe đẩy có thể có thêm brochure giới thiệu khách sạn (Nguồn ảnh: Internet)

Đồ dùng khách mượn

Trên xe đẩy dọn phòng khách sạn, nên chuẩn bị thêm một số đồ dùng khách hỏi mượn:

  • Bàn ủi, máy sấy tóc, ổ cắm điện nối dài, bình siêu tốc…
  • Nôi em bé, túi y tế, ly chén…
  • Móc treo quần áo, đồ khui rượu/khui đồ hộp…

Lưu ý trong quy trình sắp xếp xe đẩy dọn phòng khách sạn

Các bước sắp xếp, chuẩn bị xe làm phòng cần lưu ý một số điều gì:

  • Khi gấp đồ vải và xếp lên xe đẩy dọn phòng, nên quay phần gáy ra phía ngoài.
  • Kiểm tra chất lượng đồ vải trước khi sắp xếp lên xe (ví dụ, tránh khăn tắm có vết bẩn).
  • Kiểm tra tình trạng, đảm bảo xe đẩy đạt chuẩn trước khi sử dụng.
  • Amenities nên sắp ở trên cùng.
  • Xếp đồ dùng có logo khách sạn hướng ra ngoài.
  • Không đặt hàng bẩn gần với hàng sạch.

cách sắp xếp xe đẩy

Lưu ý không xếp hàng vải bẩn lẫn lộn với hàng sạch (Nguồn ảnh: Internet)

  • Không chồng chất quá nhiều đồ, gây cản trở tầm nhìn.
  • Làm ướt đầu các mẩu thuốc lá trước khi cho vào thùng rác.
  • Thường xuyên đổ túi rác và làm sạch túi chứa đồ vải.
  • Khi làm phòng, xe đẩy dọn phòng nên được đặt cách cửa phòng khách tầm 25cm.

Trên đây là những thông tin về cách sắp xếp xe đẩy dọn phòng khách sạn. Để biết thêm kiến thức về các nghiệp vụ khác trong khách sạn, nhà hàng, bạn có thể click xem tại đây nhé.

Bài viết: Quy Trình Sắp Xếp Xe Đẩy Dọn Phòng Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Kinh Doanh Khách Sạn, Nhà Nghỉ Cần Giấy Phép Gì?

Một trong những điều kiện kinh doanh khách sạn quan trọng nhất chính là sở hữu đủ giấy phép từ cơ quan chức năng. Vậy khi kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ đầu tư cần đăng ký những loại giấy tờ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin từ công ty luật ACC nhé.

Giấy phép cần có khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Để đủ điều kiện kinh doanh khách sạn, cần có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC)
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Đăng ký xếp hạng sao

giấy phép kinh doanh nhà nghỉ

(Nguồn ảnh: Internet)

Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn

.we-advert{
display: flex;
border: 1px solid #ddd;
padding: 10px;
text-align: center;
margin-bottom: 15px;
}
.we-advert button:hover{
background: transparent;
}
.we-pushsal-headline{
justify-content: center;
text-transform: uppercase;
font-size: 20px;
margin-bottom: 10px;
margin-top: -10px;
}
.we-advert-item{
padding: 0 4px;
}
.we-advert-item-ctn{
border: 1px solid #ddd;
border-radius: 8px;
text-align: center;
white-space: normal;
background-color: #fff;
overflow: hidden;
}
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:last-child,
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:first-child{
margin:0;
}
.we-advert-item-head{
background-size: cover;
background-position: center;
background-repeat: no-repeat;
position: relative;
width: 100%;
height: 240px;
}
.we-advert-item-head a{
display: block;
width: 100%;
height: 100%;
}
.we-advert-item-title{
position: absolute;
padding: 30px 5px 5px 5px;
bottom: 0;
background-image: linear-gradient(transparent, #000 80%);
font-size: 15px;
width: 100%;
color: #ffffff;
min-height: 80px;
font-weight: bold;
}
.we-advert-item-body{
padding: 10px;
}
.we-advert-item-button{
padding: 5px;
display: block;
background-color: #333333;
border: 1px solid rgba(0,0,0,0.2);
cursor: pointer;
font-size: 15px;
transition: all 500ms;
border-radius: 5px;
}
#we-advert298 a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #0074bb;
}
#we-advert298 .we-advert-item:hover a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #333333;
}
.we-advert .amp-carousel-button-next, .we-advert .amp-carousel-button-prev{
border-radius: 50%;
}

Xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần đảm bảo đầy đủ các bước sau:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ của khách sạn
  • Danh sách thành viên, cổ đông

giấy phép kinh doanh khách sạn

(Nguồn ảnh: Internet)

Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

Thời gian: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Giấy phép an ninh, trật tự

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép an ninh của cơ sở kinh doanh
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Bản khai lý lịch kèm phiếu lý lịch tư pháp hoặc bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về tình hình an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

đăng ký kinh doanh khách sạn

(Nguồn ảnh: Internet)

Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

Thời gian: Không quá 5 ngày làm việc đối với trường hợp quy định. Không quá 4 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, cấp đổi quy định.

Giấy phép đủ điều kiện PCCC

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Đơn xin cấp phép
  • Phương án PCCC
  • Sơ đồ thoát hiểm
  • Sơ đồ khách sạn
  • Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ

thủ tục xin giấy phép khách sạn

(Nguồn ảnh: Internet)

Cơ quan cấp: PCCC quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố tuỳ quy mô khách sạn

Thời gian: 15 ngày

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Chứng nhận này được yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh có phục vụ ẩm thực cho thực khách bên ngoài khách sạn. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở kinh doanh
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh
  • Bản mô tả quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán thức ăn, đồ uống

điều kiện kinh doanh khách sạn

(Nguồn ảnh: Internet)

Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm (thuộc Sở Y tế)

Thời gian: 30 – 40 ngày

Thời hạn giấy chứng nhận: 3 năm

Giấy phép đăng ký xếp hạng sao

Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
  • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
  • Sơ đồ phòng khách sạn
  • Danh sách nhân viên làm việc tại khách sạn
  • Bằng cấp về chuyên ngành hoặc nghiệp vụ của các nhân viên
  • Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định pháp luật

quy trình kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

(Nguồn ảnh: Internet)

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: 2 tháng kể từ ngày có chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ các loại giấy tờ trên.

Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày

Thời gian xin giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ?

Theo công ty luật ACC, thời gian hoàn tất tất cả mọi thủ tục là khoảng 45 – 60 ngày.

điều kiện kinh doanh lưu trú

(Nguồn ảnh: Internet)

Trên đây là những giải đáp mang tính pháp lý cho câu hỏi “Kinh doanh khách sạn cần giấy phép gì?”. Tham khảo thêm chương trình Khởi Sự Kinh Doanh Khách Sạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đang muốn tìm kiếm một khóa học chuyên về start-up dịch vụ lưu trú.

Bài viết: Kinh Doanh Khách Sạn, Nhà Nghỉ Cần Giấy Phép Gì? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Hàng Gồm Những Gì?

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng sẽ gồm những bước nào, cần tuân thủ các quy định gì? Với chủ đầu tư nhà hàng, đây là vấn đề rất cần quan tâm, bởi liên quan trực tiếp đến pháp lý. Trong bài viết sau có tham vấn thông tin từ công ty luật ACC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấy phép kinh doanh nhà hàng.

Giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những gì?

Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng tùy thuộc vào mô hình hoạt động. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân nhà hàng

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan/tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

quy định pháp luật về kinh doanh nhà hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh nhà hàng

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan/tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp doanh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối với công ty hợp doanh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà hàng

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên và giấy tờ kèm theo, gồm:

+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác

+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đò đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

điều kiện kinh doanh nhà hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần nhà hàng

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo điều lệ công ty.

chi phí đăng ký kinh doanh nhà hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

  • Danh sách cổ đông sáng lập và giấy tờ kèm theo, gồm:

+ Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác

+ Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đò đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

giấy phép mở nhà hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

Một số thắc mắc trong quy định pháp luật về kinh doanh nhà hàng

.we-advert{
display: flex;
border: 1px solid #ddd;
padding: 10px;
text-align: center;
margin-bottom: 15px;
}
.we-advert button:hover{
background: transparent;
}
.we-pushsal-headline{
justify-content: center;
text-transform: uppercase;
font-size: 20px;
margin-bottom: 10px;
margin-top: -10px;
}
.we-advert-item{
padding: 0 4px;
}
.we-advert-item-ctn{
border: 1px solid #ddd;
border-radius: 8px;
text-align: center;
white-space: normal;
background-color: #fff;
overflow: hidden;
}
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:last-child,
.we-advert .owl-carousel div > .we-advert-item:first-child{
margin:0;
}
.we-advert-item-head{
background-size: cover;
background-position: center;
background-repeat: no-repeat;
position: relative;
width: 100%;
height: 240px;
}
.we-advert-item-head a{
display: block;
width: 100%;
height: 100%;
}
.we-advert-item-title{
position: absolute;
padding: 30px 5px 5px 5px;
bottom: 0;
background-image: linear-gradient(transparent, #000 80%);
font-size: 15px;
width: 100%;
color: #ffffff;
min-height: 80px;
font-weight: bold;
}
.we-advert-item-body{
padding: 10px;
}
.we-advert-item-button{
padding: 5px;
display: block;
background-color: #333333;
border: 1px solid rgba(0,0,0,0.2);
cursor: pointer;
font-size: 15px;
transition: all 500ms;
border-radius: 5px;
}
#we-advert5215 a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #0074bb;
}
#we-advert5215 .we-advert-item:hover a.we-advert-item-button{
color: #ffffff;
background-color: #333333;
}
.we-advert .amp-carousel-button-next, .we-advert .amp-carousel-button-prev{
border-radius: 50%;
}

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng bao lâu?

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

quy định mở quán ăn

(Nguồn ảnh: Internet)

Chi phí đăng ký kinh doanh nhà hàng bao nhiêu?

Theo công ty luật ACC, chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng, quán ăn gồm:

  • Lệ phí nhà nước: từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Phí dịch vụ: từ 300.000 đồng

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu một số câu hỏi về điều kiện kinh doanh nhà hàngthủ tục đăng ký giấy phép. Có thể nói, khởi sự nhà hàng là lĩnh vực giàu tiềm năng sinh lời nhưng cũng ẩn chứa đầy rủi ro. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ các quy định pháp lý để hạn chế phát sinh vấn đề trong quá trình kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Bài viết: Giấy Phép Kinh Doanh Nhà Hàng Gồm Những Gì? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Nghệ Thuật Phục Vụ Đỉnh Cao Ngành Dịch Vụ: Cousu Main Lagniappe Và Kikubari

Nhắc đến nghệ thuật phục vụ khách hàng, đặc biệt trong ngành dịch vụ như Nhà hàng Khách sạn, chắc chắn không thể bỏ qua ba phong cách vô cùng nổi tiếng. Đó là cousu main, lagniappe và kikubari. Để phân biệt chi tiết ba phong cách này, chúng ta cùng đào sâu những mẩu chuyện thực tế từ sách “Tâm lý khách hàng và nghệ thuật phục vụ 5 sao” của tác giả Bùi Xuân Phong.

Cousu main – Nghệ thuật phục vụ “chuẩn Pháp” cho dân ngành

“Cousu main” là từ tiếng Pháp, tương tự như “handmade” trong tiếng Anh. Nghệ thuật phục vụ cousu main được hiểu là phán đoán và đáp ứng mong muốn của khách hàng ngay thời điểm trải nghiệm dịch vụ, nhằm tạo nên khoảnh khắc vượt ngoài mong đợi của khách hàng => tạo sự mới mẻ, chạm tới cảm xúc.

cousu main là gì

Cousu main hướng tới việc tạo bất ngờ cho khách hàng, khiến họ có trải nghiệm
“vượt ngoài mong đợi” (Nguồn ảnh: Tycoonstory)

Tại Sofitel, cousu main trở thành triết lý phục vụ của chương trình Đại sứ Sofitel nhằm đào tạo dài hạn cho nhân viên trên toàn thế giới, giúp nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu trong mắt khách hàng.

Sau đây là một số câu chuyện thực tế, tiêu biểu về nghệ thuật phục vụ cousu main từ các khách sạn Sofitel:

Sofitel Rio de Janeiro Copacabana (Brazil): Trong lúc nói chuyện với vị khách người Nhật, nhân viên khách sạn phát hiện người này bị cảm cúm. Nữ nhân viên liền viết thiệp cầu chúc vị khách mau khỏi bệnh, đồng thời gửi kèm hạc giấy cho chính tay cô gấp. Hạc giấy vốn là biểu tượng của sức khỏe và may mắn trong văn hóa Nhật.

nghệ thuật phục vụ cousu main

Với cousu main, hành động quan tâm nhỏ cũng trở thành nghĩa cử đáng nhớ
(Nguồn ảnh: Reddit)

Sofitel Legend Santa Clara Cartagena (Colombia): Khi biết có vị khách rất hâm mộ nhà văn nổi tiếng Gabriel Marquez, đặc biệt là tác phẩm “Trăm năm cô đơn”, nhân viên khách sạn đã gấp những con bướm vàng bằng giấy và trang trí trong phòng ngủ để gợi nhớ đến một đoạn văn trong tiểu thuyết. Điều này đã khiến vị khách vô cùng bất ngờ và có ấn tượng mạnh mẽ suốt những ngày lưu trú.

Lagniappe – Nghệ thuật phục vụ khiến khách chỉ muốn “oh wow”

“Lagniappe” là từ gốc tiếng Pháp, bắt nguồn từ cộng đồng người Pháp tại bang Louisiana (Mỹ), có nghĩa là “thêm một chút”.

Đây được hiểu là nghệ thuật phục vụ tạo cảm kích nơi khách hàng bằng hành động hoặc món quà nằm ngoài mong đợi của khách hàng.

lagniappe là gì

Lagniappe đem lại trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng bằng việc “thêm một chút”
(Nguồn ảnh: Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort)

Cơ hội để thực hiện lagniappe có thể nằm ở ngay chính chất lượng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp, lúc đang bán sản phẩm hoặc thậm chí khi khách hàng đang phàn nàn.

Ví dụ, khi ăn ở nhà hàng Hàn Quốc, những món rau dưa nhỏ đặt lên bàn trước khi bày món chính được gọi là “lagniappe”. Khi bạn cắt tóc ở tiệm tóc, đôi giày của bạn được đánh bóng miễn phí, đó cũng là “lagniappe”.

Tuy nhiên, lagniappe chỉ có tác dụng nếu những dịch vụ cốt lõi của bạn đạt chất lượng. Rau dưa miễn phí không thể nào bù đắp nếu các món chính gọi ra đều dở tệ, hoặc đôi giày được đánh bóng sẽ không có ý nghĩa gì nếu thợ tóc cắt hỏng kiểu cho bạn.

nghệ thuật phục vụ lagniappe

Lagniappe sẽ không thể cứu vớt cảm xúc khách hàng
nếu bản chất sản phẩm của bạn đã “tệ hại” (Nguồn ảnh: LiveAbout)

Cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt chưa chắc khách sẽ quay lại lần sau. Nhưng nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn đúng ý khách, bạn lại sử dụng thêm nghệ thuật phục vụ lagniappe thì xác suất cao là khách sẽ trở lại lần tiếp theo.

Kikubari – Nghệ thuật phục vụ khách hàng theo cung cách Nhật Bản

“Kikubari” nghĩa là chu đáo và là nghệ thuật phục vụ hướng đến việc phát hiện và đoán trước mong muốn của người khác để chủ động biến chúng thành hiện thực.

Trong triết lý đào tạo nghề nghiệp của người Nhật, kikubari là hành động luôn nghĩ cho người khác và đặt bản thân mình vào địa vị, hoàn cảnh của khách hàng.

kikubari là gì

Kikubari nghĩa là đặt bản thân vào vị trí khách hàng, từ đó phán đoán
mong muốn của họ (Nguồn ảnh: freepik)

Lấy ví dụ cụ thể tại khách sạn InterContinental (vịnh Tokyo, Nhật Bản). Vị khách Sullivan – thương gia người Mỹ có cuộc hẹn gặp đối tác tại khách sạn. Ông vừa ngồi xuống ghế chờ ở sảnh, vừa gạt mồ hôi trên trán thì một nhân viên khách sạn mang đến cho ông ly trà đá và chiếc khăn lạnh.

Rất đỗi ngạc nhiên, ông Sullivan vô cùng cảm kích, cảm thấy khách sạn giống như chốn thân quen dù đây là lần đầu tiên ông ghé lại. Ly trà và khăn lạnh chẳng giá trị là bao, nhưng sự quan tâm và cảm xúc của nhân viên khách sạn dành cho ông là vô giá. Đó gọi là “kikubari”.

Tuy nhiên, ly trà đá và khăn lạnh khiến ông Sullivan hài lòng, nhưng lại có thể khiến khách hàng khác cảm thấy không thoải mái nếu họ muốn uống nước lọc và vào nhà vệ sinh để rửa mặt. Sự phán đoán và hành động nhanh nhảu khi đó lại mang tác dụng ngược.

triết lý phục vụ kikubari

Muốn thành công, kikubari cũng cần lắm sự quan sát tinh tế của nhân viên
(Nguồn ảnh: premgroup)

Mặc dù vậy, sự tận tụy của bạn trong công việc, sự chân thành đối với khách hàng có thể khiến họ cảm động, dù hành động đó có hoàn toàn hợp ý họ hay không.

Có thể thấy, cousu main, kikubari và lagniappe là những phong cách rất phổ biến khi nhắc đến nghệ thuật phục vụ khách hàng trong ngành dịch vụ. Tin chắc rằng nếu bạn áp dụng nhuần nhuyễn, tinh tế các triết lý phục vụ này vào công việc thường ngày, khách hàng sẽ lập tức bị bạn “chinh phục” ngay từ những tiếp xúc đầu tiên.

Bài viết: Nghệ Thuật Phục Vụ Đỉnh Cao Ngành Dịch Vụ: Cousu Main, Lagniappe Và Kikubari Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).